Bóng đá Châu Á

Syria: Bóng đá nơi tiền tuyến – Phần 1: Giấc mơ

Những bức tường của khu thể thao tại Syria rung lên khi lại có thêm một quả đạn cối nổ ở gần đó.

Hai trăm đứa trẻ đang thi đấu trong một giải taekwondo khu vực ở đó gần như không bị tác động bởi âm thanh của vụ nổ.

Đây là một phần trong cuộc sống hàng ngày ở thủ đô Damascus, nơi bị tàn phá bởi chiến tranh tại Syria. Những đứa trẻ cố gắng đoạt huy chương vào buổi sáng thứ Sáu đặc biệt này gần như không biết một điều gì khác trong cuộc sống ngắn ngủi và hỗn loạn của chúng.

Những đứa trẻ tại Damascus đang nghỉ giải lao trong giờ tập võ.

 

Chuẩn Tướng Mowaffak Joumaa, chủ tịch ủy ban Olympic quốc gia Syria cho biết: “Khu liên hợp thể thao này đã phải hứng chịu hơn 170 quả đạn cối.”

“Nếu chúng tôi tiếp tục chạy trốn, nhưng tên khủng bố sẽ tìm đến tận nhà của từng người.”

Bạn không thể nói về cuộc sống hàng ngày ở Syria mà không nhìn vào những thiệt hại mà bạo lực đã gây ra – và thể thao không phải là một ngoại lệ.

Trong vòng 6 năm qua, đất nước này đã bị tàn phá bởi chiến tranh và những câu chuyện đã được kể lại thật kinh khủng và vô nhân đạo.

Kể từ cuộc nổi dậy bắt đầu vào năm 2011, Syria gần như không được biết đến bởi những điều tích cực, nhưng sau đó câu chuyện của ĐTQG Syria đã thu hút sự chú ý của nhiều người.

Mối quan hệ giữa đội tuyển quốc gia và người dân nước này đã khắc họa sức mạnh của thể thao trên các cấp độ cá nhân, văn hoá và chính trị.

Mối quan hệ đó giải thích tại sao thể thao lại quan trọng đến vậy.

Ở sảnh của một khách sạn 5 sao tọa lạc ở phía nam Kuala Lumpur, Malaysia – cách quê nhà hơn 4500 dặm – một nhóm các cầu thủ bóng đá Syria chờ check-in.

Một số người đang tranh cãi với nhau về Real Madrid – cái tên Zidane và Ronaldo được nhắc đến bằng tiếng Ả Rập rất nhiều. Trong khi đó những người khác lặng lẽ ngồi với chiếc điện thoại di động của họ.

Đây là đội tuyển bóng đá quốc gia Syria và sự hiện diện của họ ở Malaysia là đỉnh cao của một cuộc hành trình không chỉ của họ và các đồng đội.

Tháng 10 năm ngoái, trong một trận đấu tại vòng loại World Cup 2018 ở Bắc Kinh, ĐTQG Syria, đại diện cho hơn 23 triệu người đang sống trong cảnh bị chiến tranh tàn phá, đã đánh bại Trung Quốc  – quốc gia 1,4 tỷ người và chi hàng trăm triệu đô la cho kế hoạch phát triển bóng đá của chủ tịch Tập Cận Bình.

Các cầu thủ Syria sau đó đã tổ chức ăn mừng bằng cách đi mua sắm với số tiền thưởng mà họ nhận được.

 

Tại sao lại là Malaysia?

Các biện pháp trừng phạt kinh tế, cũng như lo ngại về an ninh, đồng nghĩa với việc không có trận đấu nào có thể diễn ra bên trong Syria và họ buộc phải thi đấu tại một sân trung lập nơi mà có ít người hâm mộ.

Tất cả những khó khăn đều làm cho chiến tích của họ trở nên phi thường hơn.

Có đội tuyển quốc gia nào khác mà coi một chiến thắng với hai trận hòa trong vòng loại không chỉ có nhiều ý nghĩa mà còn là một thành tích tuyệt vời hay không?

 

Một tháng trước chiến thắng trước Trung Quốc, Syria đã cầm hòa thành công Hàn Quốc, đội bóng từng lọt vào đến bán kết của một VCK World Cup. Những kết quả này khiến cho thế giới dần chú ý đến Syria hơn vì lí do thể thao.

Nhưng đây không hoàn toàn là một tin tốt lành.

Sự kiểm soát mà chế độ của tổng thống Bashar Assad đang cố gắng áp đặt lên người dân của mình  là điều không thể phớt lờ, và một lần nữa thể thao không phải là một ngoại lệ.

Sự thành công của ĐTQG là một liều thuốc  và một cơ hội tuyên truyền. Cái đầu tiên dành cho cho người dân, và cái thứ hai là cho vị tổng thống của họ.

Việc giới thiệu một nền văn hoá bóng đá phát triển với thế giới hoàn toàn giúp ích cho việc quảng bá hình ảnh của một Syria hòa bình, dập tắt được những cuộc nổi loạn, ổn định và kiểm soát.

Tuy nhiên, theo như chúng tôi tìm hiểu thì điều đó là rất xa vời.

Sẽ là một lợi thế lớn khi bạn trở thành một nhà báo thể thao, đưa tin về một số sự kiện lớn nhất và những câu chuyện từ khắp nơi trên thế giới.

Mặc dù chúng tôi đã có hơn 30 năm kinh nghiệm nhưng nhiệm vụ lần này không giống như những nhiệm vụ trước đó và nó đưa chúng tôi tới Syria, Lebanon, Jordan và cuối cùng là Malaysia.

Cuối cùng, đây là câu chuyện của 23 cầu thủ Syria, 23 triệu người Syria, 4,9 triệu người tị nạn, sáu năm chiến tranh và một vị tổng thống.

Hết phần 1.

 

Bài viết được lược dịch từ series Syria: Football on the frontline trên bbc.co.uk