Gần hai thập kỉ đã qua của thế kỉ, phụ nữ tại Iran không được phép đến sân xem những trận cầu bóng đá. Nếu điều này diễn ra ở châu Âu, một người đàn ông Tây Ban Nha không thể mang con gái đến xem đội tuyển Tây Ban Nha, đến xem những trận cầu của FC Barcelona hay đến sân Santiago Bernebeu của Real Madrid. Thay vào đó, ông ấy chỉ có thể dẫn con trai của mình theo. Con gái của ông ấy sẽ bị chặn lại ngay cửa sân bởi những nhân viên an ninh, chỉ vì giới tính của nó. Điều nó thật nực cười và gây tranh cãi. Chúng tôi giờ đang ở trong hoàn cảnh đó. Nữ giới không được phép đến sân cổ vũ cho đội bóng bóng yêu thích, thậm chí không thể cùng bạn trai hay nhóm bạn đến một quán bar – cà phê thể thao.
Sẽ là một nghịch lý nếu đội tuyển Tây Ban Nha đón tiếp đội tuyển Pháp trên sân nhà mà không một người phụ nữ nào của đội khách được đến sân để cổ vũ. Điều này thật khó chấp nhận. Nhưng chúng tôi đã phải sống chung với nó suốt gần 2 thập kỉ.
Tại Ả Rập Saudi, phụ nữ không có quyền bình đẳng với đàn ông trong việc lái xe và tham gia vào các sự kiện thể thao kể từ khi hiến pháp được soạn thảo. Giới cầm quyền cùng cơ quan điều hành bóng đá Iran viện lí do rằng những từ ngữ thô tục bởi cánh mày râu sẽ có ảnh hưởng xấu, nên ngăn cản phái yếu đến sân.
Nhưng thực tế nói lên tất cả:
1. Iran, đất nước với 77 triệu dân, có lượng người hâm mộ lớn nhất châu Á.
2. Trước năm 1979, bóng đá được phổ biến rộng rãi cho cả nam và nữ giới tại Iran. Thậm chí nhiều fan nữ hâm mộ có thể đến sân xem sân trận đấu đều đặn hàng tuần.
3. Sự phát triển của những đội bóng nữ của Iran, lượng nữ giới người Iran hâm mộ đến sân trong những trận đấu có đội tuyển tại nước ngoài chứng minh độ phổ biến và sự đam mê bóng đá lan rộng trong những người phụ nữ Iran.
Sự ngăn cấm kể trên còn làm nữ giới tại Iran tổn thương hơn nữa. Những fan hay phóng viên nữ người nước ngoài có thể đến SVĐ xem bóng đá tại Iran và Ả rập Sau-đi, như chính trận đấu giao hữu chuẩn bị cho WC 2018, giữa Iran – Syria diễn ra hồi tháng Chín năm ngoái. Lực lượng an ninh sân Azadi đồng ý để phụ nữ Syria vào sân, có hoặc không có khăn quàng đều được. Nhưng họ ngăn cản phụ nữ Iran. Điều này thậm chí còn được lặp lại tại Saudi Arabia cho đến vài ngày trước. Những phụ nữ người nước ngoài được vào SVĐ quốc tế King Fahd cổ vũ cho CLB Western Sydney Wanderers khi họ đến làm khách trước Riyadh trong khuôn khổ AFC Champions League.
Nhưng những điều cấm đoán trên không thể ngăn cản được tình yêu của phái yếu với bóng đá. Một fan hâm mộ người Iran mặc tới năm chiếc áo, năm chiếc quân để đóng giả thành một người đàn ông, lẻn vào sân qua hàng rào an ninh để trực tiếp xem trận đấu chung kết ngoại hạng Iran tháng Năm 2016. Sau đó, cô thậm chí còn đăng tải bức ảnh bản thân lên Instagram để thể hiện sự ủng hộ với một trong hai đội bóng tham dự trận chung kết. Năm 2017 vừa qua, ba người phụ nữ còn công bố rộng rãi bức ảnh họ đến sân xem bóng đá trong trang phục của cánh mày râu. Điều đó chưa đủ để phá vỡ điều luật cấm đoán, nhưng nó thể hiện khao khát được đến sân xem bóng đá như 10 vạn cổ động viên khác. Một trải nghiệm ít ai có được.
Cuối cùng những cấm đoán trên đã được một trong hai đất nước xem xét lại vào ngày 12 tháng 01 năm 2017. Những tháng trở lại đây, luật cấm lái xe đã được dỡ bỏ. Đồng thời phụ nữ chính thức được đến sân vận động để xem các hoạt động thể thao. Khoảnh khắc lịch sử được ghi lại trên nụ cười những phụ nữ Arab Saudi khi bước qua cửa an ninh trước trận đấu Al-Ahli và Al-Batin. Họ chụp ảnh ‘tự sướng’ với bạn bè, những người chồng và chia sẻ rộng rãi trên các trang cá nhân. Họ tạo ra một bước đột phá với thế giới. Đặc biệt với thế hệ trẻ của Iran, nơi những người mẹ của họ dù đạt được tự do 40 năm qua những không có quyền được xem trực tiếp các trận đấu. Đáng tiếc thay, phụ nữ tại Iran vẫn phải chứng kiến một tiền lệ chưa bao giờ có: Không được đến sân xem các trận đấu bóng đá như đàn ông.
Trong khi đó, những hành động phân biệt giới tính của Iran lại đi ngược với Khoản 03 của FIFA. Khoản này nêu rõ: “Phân biệt đối xử ở bất kỳ hình thức nào nhằm vào một quốc gia, cá nhân hay nhóm người dựa trên chủng tộc, màu da, dân tộc, quốc tịch, nguồn gốc xã hội, giới tính, ngôn ngữ, , tôn giáo, quan điểm chính trị, khả năng tài chính, khuyết tật bẩm sinh, quan điểm về giới tính hay bất kỳ lý do nào khác bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt bằng cách đình chỉ hoặc bắt dừng hoạt động.”
Hy vọng rằng những nhà chức trách Iran, dưới sức ép này, sẽ chấm dứt những hành động phân biệt giới tính nhằm vào chính những nữ cổ động viên nước họ, cho phép FIFA thi hành những tiêu chuẩn tới các hiệp hội thành viên. Những người phụ nữ Saudi không xứng đáng phải đợi chờ 62 năm, và những người phụ nữ Iran không đáng phải mòn mỏi 40 năm để có một quyền lợi giản đơn là xem một trận bóng đá tại sân vận động.
Credit Photo: Arabnews.com
Tác giả: Niloufar Momeni
Biên dịch: Jean (@TranHoangHai4)