Bóng đá Châu Á

Syria: Bóng đá nơi tiền tuyến – Phần 3: Hiểm nguy rình rập

Nhắm mắt lại và bạn có thể đang ở bất cứ thành phố nào ở Trung Đông.

Tiếng cầu nguyện từ một nhà thờ Hồi giáo gần đó, tiếng ồn giao thông không ngớt và tiếng còi hú của xe cảnh sát cách đó không xa đều là những âm thanh quen thuộc.

Nhưng khi mở mắt và bạn nhận thấy nơi đây không giống những thành phố khác.

Đây là Damascus.

Những đứa trẻ tại thành phố Aleppo. Ảnh: BBC Sport.

Đây là khu vực trọng yếu của tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đã dẫn đầu cuộc chiến chống lại các lực lượng đối lập trong nước trong vòng hơn 6 năm. Như mọi sân bóng khác, bức họa về Assad có thể được tìm thấy khắp nơi trong thành phố. Đó là sự lãnh đạo được dựa trên sự tôn thờ cá tính và ánh mắt của ông có thể bắt gặp của bạn ở mọi cửa hàng, những chiếc xe taxi, các tòa nhà công cộng, những điểm kiểm soát và quán cà phê. Có những lúc điều này thật hài hước đối với một người ngoài. Văn phòng hộ chiếu nhỏ nằm ở biên giới giữa Syria và Lebanon có không ít hơn 9 bức ảnh khắc họa chân dung ‘men-lỳ’ của Assad. Một tấm được đặt trong chiếc khung ảnh hình trái tim.

Chẳng có gì vui vẻ đối với những người bị mắc kẹt trong biên giới Syria hay đang sống dưới ách độc tài của Assad. Nhiều người ở đây không bàn tán về ông một cách công khai. Phần lớn thậm chí còn không dám nhắc đến tên ông khi được hỏi họ cảm thấy thế nào. Vòi bạch tuộc và sự đe dọa của chính quyền Assad khiến người dân Syria cảm thấy sợ hãi. Những gì được biết đến như những cuộc tuần hành hòa bình, xuất phát từ phong trào nổi dậy lan rộng ra cả khu vực hồi năm 2011, hay còn được biết đến với tên gọi Mùa Xuân A Rập, đã nhanh chóng biến thành một cuộc chiến đẫm máu và không có lối thoát. Syria cho rằng cuộc nổi dậy đã bị lợi dụng bởi những thế lực thù địch bên ngoài như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hay Ả-Rập Xê-Út để làm suy yếu hay lật đổ chính phủ nước này cũng như đồng minh Iran.

Chính quyền Syria cũng cho rằng họ đang tham gia vào một cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phái bộ Sunni, những kẻ muốn xóa sổ cộng đồng thiểu số Alawite, trong đó có tổng thống Assad.

 

Bức họa chân dung tổng thống Syria Bashar Assad. Ảnh: BBC Sport.

Cuộc chiến đã kèo các cường quốc quân sự vào bể máu và chứng kiến các nhóm như Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS), những kẽ cũng cố gắng dây máu ăn phần. Mảnh đất cổ xưa này đã bị xé ra làm nhiều mảnh.

Hàng trăm ngàn dân thường đã bị giết, những thành phố năng động nay chỉ còn là đống đổ nát, hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa và một cuộc khủng hoảng di cư lớn chưa từng thấy kể từ sau Thế chiến thứ Hai.

Chính phủ Syria cũng bị cáo buộc về những tội ác chiến tranh chống lại chính người dân của mình vì những vi phạm nghiêm trọng liên quan đến nhân quyền như việc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm và đánh bom các nguồn nước.

Nhiều kẻ thù của chính quyền Assad vẫn đang kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng sự hậu thuẫn của quân đội Nga đã thay đổi cục diện của cuộc xung đột kể từ 2015. Các lực lượng của chính phủ đã chiếm lại thành phố Aleppo ở phía bắc Syria vào năm ngoái nhờ sự hỗ trợ của Kremlin.

Trong khi đó, cuộc sống vẫn tiếp tục với những người gọi Damascus là nhà nhưng bạo lực vẫn cứ ám ảnh họ.

Khi được Thiếu Tướng Mowaffak Joumaa dẫn đến để theo dõi giải đấu taekwondo khu vực dành cho trẻ em, chúng tôi được nhắc nhở rằng những quả pháo cối, đến từ cả bên nổi dậy ở khu vực ngoại ô lẫn quân chính phủ, là một phần của cuộc sống thường nhật tại Damascus.

Với tư cách là chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Syria, và là một thành viên của Quốc hội, Tướng Joumaa là quan chức thể thao quyền lực nhất ở đất nước của ông và đóng vai trò phát ngôn viên của chính quyền.

Hình ảnh những người lính Syria chơi bóng ‘tại quê nhà’. Ảnh: BBC Sport.

“Tình hình ở đây đang an toàn, tình hình ở nhiều thành phố khác như Homs, Latakia hay kể cả Aleppo cũng vậy,” Tướng Joumaa cho biết, với một bức hình Assad được treo ở bức tường phía sau lưng ông.

Tiếng nổ mà chúng tôi nghe thấy sau đó cho thấy điều ngược lại với những gì ông vừa nói. An toàn kiểu gì khi mà pháo binh thường xuyên oanh tạc từ trên không?

“Cuộc sống ở đây vẫn bình thường nhưng không giống như trước khi bắt đầu xảy ra cuộc chiến.”

“Những quả đạn cối và chủ nghĩa khủng bố đang ngăn cản người dân Syria sinh sống. Chúng tôi tin rằng đất nước này phải tiếp tục tiến lên.”

Và có những người cho rằng Syria nên bị cấm tham gia các giải thể thao quốc tế vì những cáo buộc đánh bom bệnh viện, trường học và các tội ác chiến tranh chống lại chính người dân của mình?

“Bộ mặt thật của chính phủ Syria là trước năm 2011. Syria và người dân, bệnh viện, trường học đều an toàn,” Tướng Joumaaa nói.

“Chính phủ Syria đang bảo vệ người dân của mình và giúp cho đất nước này đoàn kết.”

Ngay ngày hôm sau chúng tôi được cung cấp một tấm bản đồ cho thấy tình hình thực sự tệ như thế nào.

Khi đang làm việc, cách đó khoảng một dặm xuất hiện những tiếng bom nổ liên tiếp, cách nhau chỉ khoảng vài phút để tạo ra thiệt hại lớn nhất.

Sau khi lái xe một đoạn ngắn đến nghĩa trang Bab al-Saghir ở khu vực cổ nhất tại Damascus, chúng tôi được biết hai thiết bị đã phát nổ ở một công viên gần đó.

Đầu tiên là một quả bom ở bên đường.

Quả thứ hai phát nổ khi một kẻ đánh bom liều chết  quấn quanh bụng mình những quả đạn trái phá và đi giữa đám đông những người sống ót, chủ yếu là những người hành hương Irag dòng Shia. Sau đấy binh lính và bác sĩ đã có mặt để cứu chữa cho tất cả.

Một chỉ huy quân sự với mái tóc hoa râm đã cho phép chúng tôi bước vào hiện trường và mùi bốc lên từ dưới mặt đất đã gần như bao trùm lên tất cả. Dầu diesel chảy ra từ những chiếc xe bị thiệt hại và hòa vào với máu của những người thiệt mạng.

Sau đấy khi bước ra khỏi hiện trường, chúng tôi đã phải tránh dẫm vào các mảnh vụn nhỏ từ xương người để cố gắng tỏ lòng thành kính với những người đã khuất.

Một cái xe lăn bị hỏng, những chiếc dép sandal rách nát, một cái ví và những chiếc kính râm vỡ vụn đã bị bỏ lại sau cuộc thảm sát – những tàn dư còn sót lại theo báo cáo của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Syria là 74 đã thiệt mạng.

Chiếc xe lăn sau vụ nổ thương tâm. Ảnh: BBC Sport.

Những cuộc tấn công ở quy mô này tuy không thường diễn ra ở Damascus nhưng những người bản địa lại tỏ ra bình thản, thậm chí một số còn có vẻ thờ ơ.

Một số đi xung quanh và nhìn mọi thứ bằng ánh mắt vô định trước khi quay lại ẩn nấp trong ngôi nhà của mình.

Đây là một cái nhìn sâu sắc, kinh khủng và mang tính cá nhân về những gì mà người dân Syria đã phải sống chung trong suốt hơn 6 năm qua, và chúng tôi không hề cảm thấy một điều gì khác ngoại trừ lòng trắc ẩn và sự cảm thông dành cho những người bị ảnh hưởng bởi những hậu quả do cuộc chiến mang lại.

Thực tế của những gì mà chúng tôi đã chứng kiến thậm chí còn gây ấn tượng mạnh hơn khi trở lại xe, người tài xế địa phương đã yêu cầu mọi người rửa sạch máu khỏi giầy của mình. Ông ấy không muốn thảm trên xe bị nhuốm màu.

Chúng tôi tìm thấy những bể nước mưa sạch trên một con đường sỏi và nhìn chúng dần dần chuyển sang màu đỏ đục.

Những tuyên bố của ngài Thiếu Tướng rằng mọi thứ ở đây an toàn và bình thường nghe thật sáo rỗng.

Bài viết được dịch từ phần Hai của series ‘Syria: Football on the frontline’ trên BBC Sport