World Cup 2018

World Cup 2018: Những điều thú vị về các bảng đấu

Các bảng đấu của World Cup 2018 đã được xác định. Hãy cùng Football Tribe Việt Nam đến với những thông tin thú vị về các bảng đấu của kỳ World Cup lần thứ 21.

Bảng A: Chủ nhà sáng cửa

- Nga gặp Saudi Arabia trận khai mạc.
- Bốn đội góp mặt ở bảng A đến từ bốn châu lục khác nhau: Nga (châu Âu), Saudi Arabia (châu Á), Ai Cập (châu Phi) và Uruguay (Nam Mỹ).
- Saudi Arabia là đội châu Á đầu tiên đá trận khai mạc của một VCK World Cup
- Lần thứ hai liên tiếp, Saudi Arabia cùng bảng với một đội thuộc khối Ả Rập. Ở lần gần nhất tham dự, Saudi Arabia đối đầu với Tunisia ở World Cup 2006.

Bảng B: Câu chuyện riêng của bán đảo Iberia

- Cuộc đối đầu duyên nợ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: Trong hành trình lên ngôi ở World Cup 2010, La Roja đã vượt qua Seleccao ở tứ kết.
- HLV Carlos Queiroz (Iran) sẽ có dịp đối đầu với Cristiano Ronaldo. Trước đây, cả Ronaldo và Queiroz đều từng phục vụ cho Manchester United.
- Lần thứ ba trong lịch sử World Cup có ba đội láng giềng ở cùng một bảng (Tây Ban Nha, Ma Rốc, Bồ Đào Nha). Trước đó, Thụy Sĩ-Italia-Tây Đức đã ở cùng bảng vào năm 1962. Tương tự với Áo-Italia và Tiệp Khắc năm 1990.

Bảng C: Ai cản nổi Pháp?

- Đan Mạch loại Pháp (khi đó ĐKVĐ World Cup 1998) tại World Cup 2002. Đó là lần duy nhất Les Bleus để thua Danish Dynamite (biệt danh của ĐT Đan Mạch) trong một kỳ World Cup. 
-
Cuộc đọ sức giữa Pháp và Australia là trận đấu duy nhất tại World Cup 2018 diễn ra lúc 17h giờ Việt Nam (17h ngày 16/6).
- Peru chưa từng gặp các đối thủ khác trong bảng tại các kỳ World Cup.

Bảng D: Duyên nợ Argentina-Nigeria 

- Ở năm trong sáu lần tham dự World Cup, ĐT Nigeria nằm cùng bảng với ĐT Argentina.
- Iceland "cướp" vé trực tiếp đến World Cup 2018 của Croatia: Ở vòng loại World Cup 2018 khu vực châu Âu, Iceland đã ở cùng bảng với Croatia. Khi đó, đội bóng Bắc Âu đã giành ngôi nhất còn Croatia phải đá playoff.
- Argentina từng cùng bảng với Croatia ở World Cup 1998. Khi đó, Argentina thắng 1-0 và cả hai đội cùng có vé đi tiếp.

Bảng E: Brazil và phần còn lại

- ĐT Brazil từng hai lần đối đầu với Costa Rica tại vòng bảng của các kỳ World Cup và đều có chiến thắng (1-0 tại World Cup 1990 và 5-2 tại World Cup 2002).
- Bảng E là bảng đấu có thứ hạng FIFA trung bình cao nhất tại World Cup lần này (18.25).
- ĐT Brazil chưa bao giờ thắng Thụy Sĩ và Serbia tại các kỳ World Cup

Bảng F: ĐT Đức liệu có phá dớp?

- Chưa đội tuyển nào nằm ở bảng F tại một kỳ World Cup mà có thể vô địch sau khi giải đấu kết thúc.
- Mexico là đội để thua nhiều trận nhất tại các VCK World Cup (25 trận)
- ĐT Đức chấm dứt giấc mơ của Hàn Quốc tại World Cup 2002 với trận thắng 1-0 ở bán kết.

Bảng G: Nội chiến Premier League: 

- Anh-Bỉ: Nội chiến Premier League - Rất nhiều cầu thủ Bỉ như Fellaini, Alderweireld, Vertonghen... hiện đang thi đấu tại các đội bóng ở  Premier League.
- "Maradona luôn luôn gặp may mắn với bàn tay của mình." - đó là phát biểu của cựu tiền đạo ĐT Anh - Gary Lineker sau khi lá thăm mà Maradona bốc đã ĐT Anh rơi vào bảng H không quá khó.

Những gì ông Lineker nói làm chúng ta nhớ lại pha bóng "bàn tay của Chúa" mà Maradona đã thực hiện tại World Cup 1986.

- Panama chưa từng gặp các đối thủ cùng bảng trong lịch sử, kể cả cấp độ giao hữu.

Bảng H: Nhật Bản quyết "đòi nợ" Colombia

- HLV Vahid Halilhodžić và hậu vệ Yuto Nagatomo đều kỳ vọng ĐT Nhật Bản có thể đòi lại món nợ từ thua 1-4 trước Colombia ở World Cup 2014 khi hai đội tái ngộ ở World Cup 2018.
- Tất cả các đội ở bảng H đều chưa bao giờ vô địch World Cup.
- Bốn đội tại bảng đấu này đến từ bốn châu lục khác nhau: Ba Lan (châu Âu), Nhật Bản (châu Á), Senegal (châu Phi) và Colombia (Nam Mỹ).